CHĂN NUÔI GIA CẦM

CHỐNG STRESS LẠNH CHO GIA CẦM TRONG MÙA ĐÔNG

11/7/2022 - 10:40 AM
Miền Bắc nước ta đang trải qua những đợt gió mùa đầu tiên với thời tiết trở lạnh vào đêm và sáng sớm. Tuy nhiên, nền nhiệt có sự thay đổi thất thường vào ban ngày. Đây cũng là điều kiện thời tiết rất dễ xảy ra stress lạnh trên đàn gia cầm nếu không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng.

Dễ xảy ra stress nhiệt

 

Stress nhiệt là trạng thái xảy ra khi có sự chênh lệch lớn giữa nhiệt độ môi trường với vùng nhiệt độ trung hòa của cơ thể gia cầm, gây xáo trộn các hằng số sinh lý. Trong đó, stress lạnh xảy ra khi nhiệt độ trong chuồng dưới ngưỡng 19 oC.

Trong thời gian chăm sóc, người chăn nuôi có thể nhận biết stress lạnh thông qua các biểu hiện:

- Đứng tụm dưới bóng sưởi hoặc quanh lò úm.

- Lười vận động.

- Ăn nhiều hơn bình thường.

- Uống nước ít.

- Mổ lông lẫn nhau.

Nếu không được giải quyết kịp thời, stress lạnh trong khoảng thời gian gió mùa về, nền nhiệt hạ có thể gây ra các hậu quả khó lường: Tăng lượng thức ăn ăn vào, giảm tăng trọng, tăng FCR, mắc các bệnh bệnh đường hô hấp, đường ruột nhiều, tăng tỉ lệ chết, giảm sản lượng trứng,…

 

 

Chống stress lạnh hiệu quả

 

Theo khuyến cáo về công tác gia cố chuồng trại cũng như quây úm trong mùa lạnh, người chăn nuôi có thể thực hiện các biện pháp phòng tránh, bảo vệ để đảm bảo sức đề kháng cho vật nuôi.

Đối với gia cầm non: đối tượng vịt con cần quây úm ít nhất 12 ngày, gà con cần quây úm ít nhất 30 ngày. Nhiệt độ úm tiêu chuẩn theo bảng chuẩn trong khoảng 26 – 34 oC. Để giữ ấm và khô ráo cho gia cầm, chất độn chuồng cần đảm bảo độ dày ít nhất 8 cm, không để ẩm ướt, tuyệt đối không để gió lùa trực tiếp vào gà trong thời gian quây úm. Tuy nhiên, không kéo bạt kín chuồng, tạo không gian đủ thoáng cho gia cầm.

 

 

 

Mời đón xem tài liệu hướng dẫn từ đội ngũ kỹ thuật gia cầm của Hồng Hà Feed: https://www.youtube.com/watch?v=XBrid2L7Hzo

 

Bộ phận Kỹ thuật Gia cầm - Hồng Hà Feed.