TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI THÁNG 9.2023

11/8/2023 - 4:10 PM
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, tình hình chăn nuôi trâu, bò trong 9 tháng năm 2023 không có biến động lớn, đàn trâu tiếp tục xu hướng giảm do diện tích chăn thả thu hẹp, hiệu quả kinh tế không cao.

Mặc dù dịch viêm da nổi cục đã được kiểm soát nhưng chính quyền địa phương và các cơ quan chuyên ngành vẫn cần chủ động triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch bệnh để dịch bệnh không quay lại.

 

 

Hình 1. Tốc độ tăng/giảm số lượng gia súc, gia cầm cuối tháng 9/2023 so với cùng thời điểm năm trước

 

Chăn nuôi lợn và gia cầm đảm bảo nguồn cung cho thị trường, một số trang trại nuôi gà thịt đã kết nối được với các doanh nghiệp tiêu thụ, tạo thành chuỗi khép kín từ trang trại đến bàn ăn, góp phần thúc đẩy hoạt động chăn nuôi phát triển. Người chăn nuôi cần tận dụng các nguồn nguyên liệu sẵn có để thay thế một phần thức ăn công nghiệp hoặc tận dụng phụ phẩm để làm thức ăn cho gia súc, gia cầm không chỉ góp phần bảo vệ môi trường mà còn giảm chi phí đầu vào và tăng thu nhập cho người chăn nuôi.

 

Biểu 1. Một số sản phẩm chăn nuôi chủ yếu

 

 

Ước tính

quý III/2023

Cộng dồn

9 tháng/2023

Tốc độ tăng so với 

cùng kỳ năm trước (%)

 

Quý III/2023

9 tháng/2023

Sản lượng thịt hơi xuất chuồng (Nghìn tấn)

 

 

 

Thịt trâu

28,6

90,6

0,7

0,1

Thịt bò

120,4

373,4

1,3

2,4

Thịt lợn

1.219,7

3.632,9

6,9

6,8

Thịt gia cầm

581,8

1.737,2

6,5

6,0

Trứng (Triệu quả)

4.667,2

14.249,7

5,5

5,6

Sữa (Nghìn tấn)

282,3

892,5

3,6

3,4

 

 

Tính đến ngày 21/9/2023, cả nước không còn dịch cúm gia cầm; dịch lở mồm long móng còn ở Đồng Tháp; dịch viêm da nổi cục còn ở Quảng Ngãi, Đắk Lắk, Bến Tre và dịch tả lợn châu Phi còn ở 14 địa phương chưa qua 21 ngày.

 

Theo kết quả điều tra chăn nuôi kỳ 1/7/23: Tổng đàn lợn cả nước tại thời điểm 1/7 đạt khoảng 25,5 triệu con, đàn gia cầm đạt mức 549,7 triệu con. Kết quả khảo sát xu hướng chăn nuôi của 26,8 nghìn hộ nuôi lợn trên toàn quốc cho thấy: 2,88% số hộ dự kiến mở rộng sản xuất; 89,25% số hộ dự kiến ổn định sản xuất trong thời gian tới; 5,23% số hộ thu hẹp sản xuất; 2,68% số hộ không nuôi lợn nữa.

 

Vì vậy, theo Bộ NN&PTNT, cần tăng cường chỉ đạo, kiểm tra tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển chăn nuôi, đảm bảo nguồn cung thực phẩm; tăng cường chỉ đạo nhân rộng mô hình  chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, VietGAP, chăn nuôi theo hướng hữu cơ, kinh tế tuần hoàn… trên các đối tượng vật nuôi.

 

Theo Nhà chăn nuôi.