SỬ DỤNG GẠO VÀ CÁC SẢN PHẨM PHỤ CỦA GẠO TRONG THỨC ĂN CHĂN NUÔI

4/11/2023 - 1:54 PM
Trong thời kỳ thiếu ngũ cốc do những ảnh hưởng khó lường bởi tình hình trên thế giới, phụ phẩm từ gạo có thể được sử dụng để cân đối khẩu phần trong thức ăn chăn nuôi.

 

Gạo là một trong năm loại ngũ cốc chính trên toàn cầu. Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hợp Quốc (FAO), khoảng 90% lượng gạo trên thế giới được sản xuất và tiêu thụ ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Bên cạnh đó, sản xuất lúa gạo có ý nghĩa địa phương ở nhiều nơi khác trên thế giới. Khi mà các nước phương Tây đang phải đối mặt với thời kỳ khó khăn phía trước về giá ngũ cốc và nguồn cung cấp ngũ cốc do các vấn đề địa chính trị toàn cầu, đây sẽ là một lựa chọn hoàn toàn khả dĩ.

 

Khác với các loại ngũ cốc khác, lúa được trồng trên ruộng nước. Sản phẩm thu hoạch được sau quá trình thu hoạch được gọi là thóc, với hạt màu nâu nhạt được bao bọc khá chặt trong hai lớp vỏ lồng vào nhau. Tỷ lệ vỏ trấu có màu nâu khoảng 20%. Quá trình chế biến từ thóc thành gạo trắng (dạng thức ăn cho người) tạo ra các sản phẩm phụ, và một số trong các phụ phẩm này sẽ có giá trị nổi trội:

 

Thóc hầu như không bao giờ được sử dụng làm thức ăn chăn nuôi, và đặc biệt là không dùng trong thức ăn công nghiệp. Lý do chính là thóc là một mặt hàng có giá trị cho con người và do đó hầu như luôn được chế biến thành gạo trắng. Ngoài ra, vỏ trấu không phù hợp để làm thức ăn cho động vật. Bất kỳ loại thóc gạo nào không đạt tiêu chuẩn kỹ thuật rất có thể cũng không phù hợp để làm thức ăn cho động vật, đặc biệt nếu nó bị mốc.

 

Việc tách vỏ trấu để lại một sản phẩm là gạo lức. Vỏ trấu là nguyên liệu thô không mong muốn đối với tất cả các loài động vật vì chúng chứa hàm lượng silicat cao. Gạo là loại ngũ cốc duy nhất hấp thụ tích cực silicat từ đất, có thể là do một cơ chế chống lại một số bệnh. Tuy nhiên, silicat lại khiến cho vỏ trấu rất thô ráp đến mức chúng có thể gây ra các tổn thương đường tiêu hóa nếu tiêu thụ ở mức độ cao. Vì vậy, vỏ trấu thường được sử dụng làm chất độn chuồng cho gà thịt vì khả năng hút ẩm tuyệt vời và giá thành rẻ. Ở một số quốc gia, vỏ trấu được sử dụng với số lượng hạn chế trong thức ăn cho động vật nhai lại, chủ yếu ở gia súc nuôi trong chuồng, khi thiếu các loại thức ăn thô khác hoặc để giảm chi phí thức ăn.

 

Gạo lứt sau đó được đưa vào xát trắng, thường sau khi được trộn với canxi cacbonat để loại bỏ các lớp bên ngoài, để lại gạo trắng và cám gạo (có thêm canxi) không được đánh bóng. Cám gạo rất giàu chất xơ, nhưng nó cũng chứa nhiều protein, chất béo và thậm chí một số tinh bột. Cám gạo đặc biệt giàu một số loại vitamin nhất định, nhưng nếu được luộc trước khi sản xuất, phần vitamin này sẽ nằm trong gạo trắng. Vấn đề thực sự duy nhất với cám gạo là chất béo có thể nhanh chóng bị oxy hóa vì cám gạo chứa hàm lượng cao một enzyme tên là lipase. Nếu enzyme nội sinh này bị vô hiệu hóa, hoặc nếu cám gạo được chiết xuất bằng dung môi để loại bỏ dầu cám, thì sản phẩm thu được sẽ khá ổn định. Cám gạo có thể được sử dụng tự do hơn trong khẩu phần ăn của động vật nhai lại, để thay thế các sản phẩm tương tự khác (chẳng hạn như lúa mì), và hạn chế hơn đối với động vật dạ dày đơn. Trong trường hợp thứ hai, thức ăn nên được xây dựng dựa trên hàm lượng chất xơ thô để đảm bảo lượng thức ăn ăn vào không bị hạn chế do khối lượng thức ăn dư thừa.

 

Gạo sau khi xát trắng, tách hạt, tách màu sẽ được đánh bóng. đánh bóng gạo thực tế là tinh bột, với vật liệu chính là tàn dư từ cám. Tàn dư cám này ít khi được bán lẻ mà sẽ là một phần của gạo trắng khi bán.

 

Gạo tấm là những mảnh thóc hoặc gạo trắng được tạo ra trong toàn bộ quá trình xử lý thóc thành gạo. Thành phần này được loại bỏ trước khi sản phẩm cuối cùng là gạo được sản xuất xong, nhưng tấm được coi là phù hợp cho con người. Gạo tấm được bán như một sản phẩm riêng lẻ, và thị trường dành cho sản phẩm này đang vươn đến cả Châu Âu. Nếu sử dụng làm thức ăn chăn nuôi, gạo tấm nên được xay nát, vì hạt tấm nguyên có thể giảm việc hấp thu qua quá trình tiêu hóa trên heo.

 

Nhìn chung, chế biến gạo thành gạo trắng có hiệu suất 70%. Tức là cứ 100 kg thóc thì có 70% là gạo trắng (bao gồm cả tấm). Trong số 30% còn lại, phần có thể được sử dụng trong thức ăn chăn nuôi chỉ là 10%, vì vỏ trấu chiếm 20% tổng số. 10% nguyên liệu thô thích hợp cho thức ăn chăn nuôi có thể được tách thành 8% cám và 2% chất đánh bóng. Tỷ lệ chính xác là khác nhau tùy theo máy móc được sử dụng và cũng khác nhau giữa các loại gạo.

 

Vì gạo tấm thường được bán riêng và đã được sử dụng làm thức ăn chăn nuôi nên phần cám gạo cùng với chất đánh bóng được quan tâm chính để thay thế ngũ cốc trong thời gian thiếu hụt. Ở đây, đảm bảo chất lượng cao và cám gạo được ổn định để oxy hóa, chính thành phần dinh dưỡng của cám gạo quyết định mức độ đưa vào thức ăn chăn nuôi. Vì phần cám của nhân chứa hàm lượng pentosan cao (polysacarit không phải tinh bột) nên có thể bổ sung một loại enzyme ngoại sinh phù hợp để tăng cường khả năng cung cấp năng lượng của nó.

 

Cuối cùng, việc cho động vật ăn gạo lức hoặc thậm chí gạo trắng là hoàn toàn có thể cân nhắc để áp dụng. Gạo lứt nên tuân theo các hướng dẫn liên quan đến cám mì để đảm bảo vài loài động vật sẽ không phải đối mặt với tình trạng dự thừa chất xơ trong khẩu phần. Mặt khác, gạo trắng có thể được sử dụng trong tất cả các loại thức ăn chăn nuôi, tùy theo thành phần dinh dưỡng của nó.

 

Vì gạo trắng nghèo thiamin (một loại vitamin B), nên cần tăng cường thêm vitamin này vào khẩu phần. Trên thực tế, đây là một vấn đề lớn đối với người dân tiêu thụ gạo như là phần quan trọng trong bữa ăn của họ. Vì thế, một số phương pháp làm giàu thiamin cho gạo trắng đang được thực hiện tại nhiều nơi trên thế giới. Thiếu thiamin gây ra bệnh beriberi, một bệnh tê phù gây ra do sự thiếu hụt vitamin B1.

 

 

Theo Nhà chăn nuôi.