Người Chăn Nuôi) – Hà Lan tự cung 240% thịt gà và 300% trứng gia cầm và là quốc gia hội tụ những hãng sản xuất gia cầm lớn nhất châu Âu. Vậy làm cách nào mà Hà Lan – một quốc gia dân số dưới 17 triệu người…
Người Chăn Nuôi) – Hà Lan tự cung 240% thịt gà và 300% trứng gia cầm và là quốc gia hội tụ những hãng sản xuất gia cầm lớn nhất châu Âu. Vậy làm cách nào mà Hà Lan – một quốc gia dân số dưới 17 triệu người, nguồn lực nông nghiệp hạn chế có thể phát triển ngành gia cầm vững mạnh và thách thức đối với ngành này là gì?
Vị trí thuận lợi
Cảng biển lớn nhất châu Âu – Rotterdam chính là lợi thế giúp Hà Lan phát triển ngành gia cầm. Ngoài ra, Hà Lan nằm ở vị trí khá thuận lợi cho hoạt động giao thương, đó là gần khu vực “tam giác vàng” giàu có nhất châu Âu gồm Đức, Pháp và Anh, trong đó, Đức là quốc gia gần nhất. Điều này cũng có nghĩa, việc thâm nhập Ruhr, một trong những khu công nghiệp truyền thống tại Đức với dân cư đông đúc cũng khá dễ dàng. Ngoài ra, nguồn thức ăn chăn nuôi và cách tiếp cận thị trường luôn được nghiên cứu kỹ lưỡng nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành trứng và gia cầm Hà Lan.
Nông dân chăn nuôi tại Hà Lan nổi tiếng sản xuất có trách nhiệm, tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về an toàn sinh học và phúc lợi động vật – Nguồn : Skhass
Tại Hà Lan, hầu hết trang trại gia cầm đều thuộc sở hữu tư nhân, do đó, họ luôn đặc biệt quan tâm tới việc kinh doanh và điều hành trang trại hiệu quả nhất. Ở một số nước khác, chủ trang trại hiếm khi trực tiếp quản lý hoạt động sản xuất thường ngày tại trang trại mà thuê nhân công đảm nhiệm. Với kết cấu như hiện nay, ngành gia cầm Hà Lan có nhiều cơ hội để tiếp cận những công nghệ sản xuất mới và hiện đại nhất.
Phòng ngừa dịch bệnh
Các hãng sản xuất gia cầm và trứng vẫn đang phải đối mặt thách thức lớn là dịch bệnh. Cách đây 1 thập kỷ, 10 triệu con gia cầm đã bị tiêu hủy vì dịch cúm (AI). Trong khi những tổn thất trực tiếp được đền bù, thì thiệt hại suốt quá trình sản xuất lại không được đền bù, và các hãng sản xuất đã phải làm việc 3 tới 4 tháng không có doanh thu.
Dellaert, Đại diện Cục Quản lý trứng và gia cầm Hà Lan cho biết, chúng tôi đã rút ra nhiều bài học xương máu từ vụ dịch cúm bùng phát. Năm 2003, AI vẫn là khái niệm xa lạ với nhiều hộ nuôi. Nhưng tới nay, tất cả trại nuôi gia cầm tại Hà Lan đều được tầm soát dịch cúm gia cầm ít nhất mỗi năm một lần và trong trường hợp trại gà thả tự do, thì việc tầm soát được thực hiện 3 tháng 1 lần. Chi phí tầm sát sẽ được tính vào sản phẩm cuối cùng bán cho hãng chế biến.
Môi trường và phúc lợi động vật
Những chính sách quản lý môi trường của Chính phủ đã và đang tác động mạnh mẽ tới cách thức sản xuất gia cầm, trứng và thực phẩm tại Hà Lan. Những mối quan ngại về ô nhiễm môi trường do hoạt động chăn nuôi đã khiến Chính phủ đưa ra đạo luật hạn chế phốt pho vào đầu những năm 80, phần nào kìm hãm sự bùng nổ của ngành gia cầm. Hạn ngạch phốt pho có thể được trao đổi hoặc bán lại. Tới năm 2015, đạo luật này hết hiệu lực và được thay bằng Hệ thống quyền sản xuất. Thông qua luật mới, người chăn nuôi có thể sản xuất với bất cứ quy mô nào miễn là có thể xử lý tốt chất thải chăn nuôi. Hiện, tại Rotterdam đã xuất hiện nhiều nhà máy đốt rác thải gia cầm thành năng lượng hữu ích, nhằm gia tăng giá trị cho người chăn nuôi.
Theo Người chăn nuôi