CHĂN NUÔI HEO

6 YẾU TỐ THEN CHỐT TRONG QUẢN LÝ NÁI HẬU BỊ THÀNH CÔNG

8/5/2022 - 10:33 AM
Nái hậu bị là phương tiện để phát triển di truyền trong một cơ sở chăn nuôi heo, ra lệnh thực hiện năng suất của toàn cơ sở. Cần phải được chăm sóc đặc biệt 6 yếu tố then chốt khi quản lý nhóm thú này.Nái hậu bị đóng một vai trò tối quan trọng trong lợi nhuận của trại. Cùng với nái đẻ con so, chúng đại diện cho nhóm lớn nhất trong lưu giữ. Sự phát triển của nái hậu bị có liên quan trực tiếp đến việc thể hiện năng suất trong đời sống sau này; chúng là những phương tiện truyền tiến trình di truyền trong một trại. Dưới đây là sáu yếu tố then chốt cho chăn nuôi nái hậu bị thành công.

1. Tạo một cơ sở chuyên dụng

Chăn nuôi nái hậu bị khác với chăn nuôi heo vỗ béo. Ngày nay, điều này đặc biệt đúng, khi một số ít trại mua nái hậu bị và một số nhiều trại hơn thì nuôi chúng ở trại. Nái hậu bị có các yêu cầu khác nhau về mặt quản lý chúng, dinh dưỡng và nhà nuôi; chỗ ở chuyên dụng, đòi hỏi sự quản lý và lao động. Điều này có thể phức tạp khi số lượng nái hậu bị không chứng minh cho một cơ sở riêng biệt. Không gian chuồng cho mỗi con hậu bị, loại sàn, và nhân tính hóa (tập cho nái hậu bị quen với sự hiện diện của con người) là các tiêu chí có khác so với heo vỗ béo.

2. Lập kế hoạch

Mỗi hệ thống chăn nuôi phải có một quỹ hậu bị liên tục và đầy đủ theo nhu cầu và mục tiêu. Quy mô của quỹ hậu bị phải bao phủ tỉ lệ thay thế mục tiêu. Để đạt được một sự thay thế tỷ lệ hàng năm lên đến 50%, số nái ông bà nên tính khoảng 8% đến 10% số lưu giữ. Việc sinh đẻ nhân đàn nên trải dài suốt năm để có sẳn nái hậu bị thích hợp cho việc giao phối mỗi tuần.

3. Lựa chọn

Kiểm tra đầu tiên các heo con nên được thực hiện trong những ngày đầu sau khi sinh, trong suốt thời gian theo mẹ.

Những heo con có sự bất thường có thể được loại trừ vào thời điểm này. Lựa chọn cuối cùng sẽ diễn ra lúc khoảng 100kg trọng lượng. Lựa chọn nên được thực hiện nơi đủ ánh sáng và đủ không gian cho nái hậu bị dễ di chuyển một cách tự do. Nên chú ý số lượng đầu vú hoạt động, các điểm số về tăng trưởng, hình dáng và cấu trúc chân. Cần một người ghi điểm số cho tất cả các con và tất cả các đánh giá đo lường phải được ghi lại. Xem xét chất lượng và yêu cầu của quỹ vốn hậu bị để chuẩn bị cho quỹ vốn hậu bị sắp tới. Quyết định số lượng lựa chọn dựa trên chất lượng của lô hậu bị, quy mô quỹ vốn sắp tới và các mục tiêu về thụ tinh trong tương lai.

4. Kích thích sự lên giống

Các yếu tố môi trường như trộn lẫn, tiếp xúc với heo nọc và các yếu tố gây kích thích khác kích hoạt sự khởi đầu của tuổi dậy thì bằng cách tác động lên phần đạt dậy thì ở cuối. Để có một sự động dục đồng bộ hơn trong quỹ vốn hậu bị, sự tiếpxúc với heo nọc không nên khởi sự sớm hơn 140-150 ngày.

Đáp ứng của nái hậu bị khi tiếp xúc với heo nọc có thể là một dấu hiệu cho thấy khả năng sinh sản. Nếu tiếp xúc với heo nọc không đủ kích hoạt sự khởi đầu động dục ở nái hậu bị, thì có thể sử dụng kỹ thuật nhân tạo, nhưng những hậu bị này dự kiến sẽ ít có hiệu quả, có tỷ lệ giữ lại thấp hơn và lứa đầu tiên nhỏ hơn (Hình 1). Một phần tư quỹ vốn hậu bị có thể không đáp ứng với sự kích thích của heo nọc, tuy nhiên, phần nhóm phụ này nên giữ lại để làm nái hậu bị dự trữ.

Tiếp xúc trực tiếp với heo nọc có hiệu quả hơn tiếp xúc thông qua một hàng rào; cần một ít ngày cho sự khởi đầu của sự động dục và động dục xảy ra trong một sự phân bố đều hơn (Hình 2). Ánh sáng cũng đóng một vai trò quan trọng (Bảng 1).

5. Phối giống đồng bộ và lưu giữ hồ sơ thành tích

Lưu giữ các hồ sơ là công cụ quan trọng nhất trong quản lý nái hậu bị. Sau khi chọn nái hậu bị và bắt đầu cho tiếp xúc với heo nọc, thì nên ghi nhận lại sự lên giống (động đực) của từng con hậu bị. Từ bản ghi nhận này, sẽ đoán được lần động đực dự kiến sắp tới. Nếu lần động đực sắp tới xảy ra không thường xuyên, thì có thể rút con hậu bị này ra khỏi quỹ vốn đó, vì một nái hậu bị có chu kỳ không đều sẽ dẫn đến năng suất sinh sản thấp hơn. Đối với những con có chu kỳ đều đặn, dự đoán lần động đực kế tiếp 21 ngày cho phép đủ thời gian để lập kế hoạch. Biết được con nào sắp động đực thì dễ quyết định cho việc thụ tinh và lập nhóm để xối rửa nước. Ngoài ra, có thể tránh được các chi phí cho việc đồng bộ hóa.

 

6. Mục tiêu thụ tinh

Bằng cách tối ưu hóa các mục tiêu thụ tinh, năng suất sinh sản, tuổi thọ của nái và lợi nhuận tổng thể được tối ưu hóa. Tuy nhiên, đồng thời đạt được tốc độ tăng trưởng tối ưu, tuổi tối ưu và độ dày mỡ lưng vào thời điểm thụ tinh là không thể, vì tất cả các tiêu chí này không liên kết nhau.

Những nái hậu bị có tốc độ tăng trưởng thấp cần nuôi ăn thêm một số ngày để đạt được trọng lượng thụ tinh mục tiêu của chúng, kéo dài ngày không sinh sản. Ngược lại, nếu tốc độ tăng trưởng quá nhanh, thì có thể có một tác động tiêu cực lên tuổi thọ gây ra những khó khăn về di động trong tương lai, và ảnh hưởng tiêu cực lên năng suất qua sự mất thể trọng quá mức trong lứa đầu nuôi con, kết quả là chậm động dục trở lại.

Xem lại các mục tiêu thụ tinh và công trình nghiên cứu thực hiện bởi các công ty di truyền khác nhau cho thấy rằng, trọng lượng thụ tinh có mức tối ưu lúc đạt 140 ± 5 kg, có vẻ là ưu tiên hàng đầu. Thụ tinh chu kỳ thứ hai hoặc thứ ba sẽ tối đa hóa số buồng trứng và kích cỡ ổ heo con lúc sinh lần đầu. Theo khuyến cáo mục tiêu dựa trên di truyền học đàn là chiến lược tốt nhất. Mỗi công ty di truyền chia sẻ những tiêu chí trung bình giúp tối ưu hóa lợi nhuận theo dòng di truyền của họ.

Những điểm ở trên không bao gồm tất cả các tiêu chí cần được xem xét trong một kế hoạch phát triển hậu bị. Các vấn đề như sự thích nghi khí hậu cho những hậu bị mới đến, sự dinh dưỡng, nhu cầu chất dinh dưỡng, chất lượng thức ăn, chương trình tiêm chủng (chế phẩm miễn dịch học) cũng là những khía cạnh quan trọng. Một kế hoạch phát triển hậu bị hoàn chỉnh có thể ảnh hưởng tích cực đến năng suất sau đó và tuổi thọ của nái, hỗ trợ cho lợi nhuận của trại.

 

 

 

 

Theo Nhà chăn nuôi.